Thu hút gần 61 tỷ USD vốn FDI vào kinh tế trọng điểm miền Trung

Tính đến ngày 20/8/2021, hiện tại trên địa bàn các tỉnh miền Trung hiện có 2.151 các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vẫn còn hiệu lực. Với tổng vốn đầu tư đang đăng ký đạt 60,77 tỷ USD; chiếm 15,16% tổng vốn FDI đầu tư củaViệt Nam. Riêng 8 tháng đầu năm 2021, các khu vực miền Trung đã thu hút được 58 dự án FDI mới, với 35 lượt dự án điều chỉnh, 175 lượt góp vốn; mua cổ phần của các nhà đầu tư nước ngoài với tổng vốn đầu tư và đăng ký đạt 1,04 tỷ USD; chiếm 5,44% tổng vốn FDI đăng ký của toàn nước trong giai đoạn này. Cùng chúng tôi tìm hiểu nhiều thông tin kinh tế này nhé.

Những lĩnh vực thu hút FDI tại các tỉnh miền Trung

Hiện tại, Thanh Hóa đang là địa phương dẫn đầu tại khu vực miền Trung về thu hút FDI với 164 dự án. Tổng vốn đăng ký lên tới 14,57 tỷ USD, chiếm 24% tổng vốn đăng ký. Tiếp theo là Hà Tĩnh với 79 dự án, vốn đầu tư 11,74 tỷ USD; chiếm 19,3% tổng vốn đăng ký. Đứng thứ ba là Quảng Nam với 223 dự án, vốn đăng ký 6,07 tỷ USD; chiếm 10% tổng vốn đăng ký.

Thanh Hóa
Thanh Hóa, ‘điểm sáng’ trong thu hút đầu tư FDI

Trong tổng số 17 ngành, lĩnh vực thu hút FDI tại các tỉnh miền Trung. Lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo dẫn đầu với 839 dự án. Tổng vốn đăng ký lên tới 31,74 tỷ USD, chiếm 52,2% tổng vốn đăng ký. Tiếp theo là lĩnh vực sản xuất, phân phối điện; và kinh doanh bất động sản với tổng vốn đăng ký lần lượt đạt 10,02 tỷ USD và 9,91 tỷ USD.

Đã có 76 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới có dự án FDI tại các tỉnh miền Trung. Trong đó, dẫn đầu là Nhật Bản với 335 dự án; tổng vốn đầu tư đăng ký đạt 17,79 tỷ USD, chiếm 29,3% tổng vốn đăng ký. Đứng thứ hai là Đài Loan với 141 dự án và 12,01 tỷ USD vốn đăng ký. Chiếm 19,8% tổng vốn đăng ký. Tiếp theo là Singapore với 105 dự án. Vốn đăng ký 8,52 tỷ USD, chiếm 14% tổng vốn đầu tư đăng ký.

Một số dự án FDI tiêu biểu tại các tỉnh miền Trung

Những chia sẻ về những lợi thế đối với các nhà đầu tư khi đến với tỉnh Quảng Nam. Ông Thanh nhấn mạnh: Tỉnh sẽ đặc biệt hỗ trợ các nhà đầu tư về 2 vấn đề chính. Thứ nhất, sẽ tạo điều kiện nhanh gọn về thủ tục hành chính, chủ yếu là cơ chế một cửa. Thứ hai, chính sách giải phóng mặt bằng sẽ hết sức thông thoáng. Các chính sách về tài chính, về thuế; và một số ưu đãi khác sẽ thống nhất chung như quy định của Nhà nước.

Khu nghỉ dưỡng Nam Hội An
Khu nghỉ dưỡng Nam Hội An

Ngoài ra, còn có sự tham dự của các Tập đoàn, Tổng công ty Nhà nước, các doanh nghiệp trong nước. Một số đoàn doanh nghiệp FDI đến từ các nước Nhật Bản, Đài Loan, châu Âu, châu Mỹ, Malaysia,;Thái Lan, Singapo và các doanh nghiệp FDI đang hoạt động tại Việt Nam cũng như các cá nhân nước ngoài có nhu cầu đầu tư vào Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung.

Một số dự án FDI tiêu biểu tại các tỉnh miền Trung, bao gồm: Dự án Khu liên hợp gang thép và cảng Sơn Dương Formosa Hà Tĩnh; 100% vốn Đài Loan (Trung Quốc), tổng vốn đầu tư đăng ký 10,68 tỷ USD; Dự án Công ty TNHH Lọc hóa dầu Nghi Sơn, tại tỉnh Thanh Hóa, tổng vốn đầu tư đăng ký 9 tỷ USD, đây là dự án liên doanh giữa nhà đầu tư Nhật Bản với Tập đoàn dầu khí Việt Nam; Dự án Công ty TNHH phát triển Nam Hội An (Khu nghỉ dưỡng Nam Hội An), tại tỉnh Quảng Nam (100% vốn của Singapore), tổng vốn đầu tư đăng ký 4 tỷ USD.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *