Phong thủy học thường ở trong các khu vực dân cư thì không khuyến khích chọn hướng nhà của các căn hộ thuộc hướng chính nam hoặc là hướng chính bắc. Tuy nhiên tùy từng khu vực có kinh độ, vĩ độ khác nhau thì tọa bắc hướng Nam nghiêng về phía đông hay là nghiêng về phía tây đều là các hướng tốt.
Tốt nhất là các căn hộ được đặt theo hướng nam, đặc biệt là hướng tây nam hay là hướng đông nam. Bởi các căn hộ có hướng tây nam, đông nam, mùa hè có thể tránh được nhiệt ngoài trời chiếu vào, còn mùa đông có thể gia tăng hấp thụ ánh sáng, như vậy thì phòng sẽ ấm áp hơn, diệt khuẩn. Cũng như làm tăng sức đề kháng, chống lại bệnh tật.
Mục Lục
Vì sao cần chọn nhà ở tọa bắc hướng nam?
Người xưa có câu “Lấy vợ đàn bà, làm nhà hướng nam”. Do đặc thù khí hậu Việt Nam nhiệt đới ẩm gió mùa và vị trí địa lý khiến hướng nam hay các hướng lân cận hướng nam như hướng đông nam, tây nam trở thành hướng tốt để xây nhà.
Đối với nhà hướng nam, buổi sáng tránh được nắng chiếu vào (mặt trời mọc ở phía đông), còn về buổi chiều không bị mặt trời nung đốt và tia nằng chiếu xiên qua gay gắt (phía tây), vừa né được tia nóng phía tây, lại ít bị gió lạnh phương bắc. Từ những điểm tối ưu của nhà hướng nam khi cất nhà, cũng là điều kiện tốt nhất, thuận theo thiên nhiên để tốt cho sinh hoạt con người.
Từ xa xưa, con người cũng đã biết thuận theo những điều kiện tự nhiên; ứng nó vào xem xét phương hướng xây nhà. Biết tận dụng hướng Nam để được mát về mùa hè, ấm áp về mùa đông, tăng sức đề kháng của cơ thể, tránh được sự xâm hại của tự nhiên đối với sức khỏe.
Các kiến trúc cổ như các tòa thành tuy mở cửa bốn hướng. Nhưng cổng chính lúc nào cũng hướng nam để đón sinh khí. Chẳng hạn như cổng Ngọ Môn có ý nghĩa là cổng phía Nam. “Ngọ” ở đây là phương vị nam theo trục Tý – Ngọ trên la bàn phong thủy. Phần lớn các hang động được tìm thấy tại Hòa Bình từng có người ở trong đó đều có cửa quay về hướng nam hoặc hướng đông nam.
Lý do chọn hướng nhà là hướng nam
- Một là: ánh sáng tốt. Trong “Trạch kinh” nói, phàm cửa sổ hướng nam, đông nam hoặc tây nam là ánh sáng trong nhà sẽ tốt. Nhà tọa bắc hướng nam lợi dụng được triệt để ánh sáng mặt trời, màu hè mát mẻ, mùa đông ấm nóng.
- Hai là: thông gió tốt. Tọa bắc hướng nam giúp không khí trong nhà lưu thông một cách tốt nhất.
- Ba là: tránh được gió bắc. Tọa bắc hướng nam không chỉ vì ánh sáng, thông gió mà còn để tránh gió bắc.
Ngày nay trong điều kiện đất đai đô thị khan hiếm và chật chội; không phải ngôi nhà nào cũng được hướng nam. Nhiều ngôi nhà mặt chính hướng tây có thể sử dụng các mảng che chắn; để giảm bức xạ gay gắt, đồng thời mở giếng trời ở các hướng đông và nam bên hông; để lấy gió ngoài nhà và thoát khí trong nhà; hoàn toàn có thể chủ động giải quyết các vấn đề về khí hậu trong điều kiện có thể.
Gợi ý một số cách chống nóng nhà hướng tây
Đối với tường xây
Xây tường gồm 1 lớp tường 10, để chừa khe rỗng 5cm; rồi xây nghiêng gạch tiếp 1 lớp tường 5cm. Trong khe rỗng nhét bông thủy tinh để cách nhiệt.
Xây tường thụt vào bên trong 1-2 m để tận dụng tầng trên kết hợp với ban công; để che nắng cho tầng trệt. Bạn có thể tận dụng phần diện tích thụt vào; để trồng cây hoặc bố trí mặt nước. Gắn thêm mặt tiền phía trên 1 hệ giàn khoan bằng thép hoặc gỗ để trồng dây leo.
Lựa chọn loại cửa
Sử dụng loại cửa gỗ loại 2 lớp, hạn chế dùng các loại cửa nhôm kính; vì nó có khả năng bức xạ nhiệt cao. Nếu bắt buộc phải dùng thì chọn các loại kính cách nhiệt. Đối với cửa kính: làm kính phản quang 2 lớp, dán phim cách nhiệt.
Trồng giàn cây xanh
Trồng cây leo bám tường hoặc các loại cây tán lá rộng để che nắng và làm mát cho căn nhà. Không những có tác dụng chống nóng mà còn trang trí cho ngôi nhà thêm đẹp hơn.
Sử dụng sơn cách nhiệt
Mặt ngoài tường dùng sơn cách nhiệt để giảm tối đa lượng nhiệt. Đây cũng là một cách hữu hiệu để giảm lượng nhiệt vào trong nhà đặc biệt là trong những ngày hè oi ả.
Sử dụng vật liệu cách nhiệt
Mặt trong của tường hướng tây sử dụng vật liệu cách nhiệt chẳng hạn như sơn chống nóng, ốp gỗ tạo khe cách nhiệt… vừa mang lại vẻ đẹp cho nội thất của nhà vừa là các vật liệu dễ xử lý mà không sợ ảnh hưởng nhiều tới kết cấu chung.