Nứt trần nhà là một vấn đề mà nhiều ngôi nhà, văn phòng, chung cư … gặp phải. Theo bạn, những nguy hiểm nào đang “rình rập” hiện tượng này? Tại sao điều này lại xảy ra nhiều vậy và cách giải pháp để khắc phục là gì? Bài viết này của chúng tôi sẽ giải đáp tất cả những thắc mắc trên của các bạn. Mời bạn đọc bài viết dưới đây.
Hãy cùng với chúng tôi txillini.com để luôn luôn cập nhật những tin tức mới nhất về kinh nghiệm sữa chữa nhà nhé các bạn !
Mục Lục
Trần Nhà Bị Nứt Có Nguy Hiểm Không?
Ảnh hưởng của các vết nứt trần nhà đối với không gian tổng thể là có. Tuy nhiên tùy vào tình trạng các vết nứt mà mức độ tác động cũng có sự khác biệt. Thông thường, bề mặt trần nhà thường bị các vết nứt sâu bê tông hoặc là vết nứt vỡ.
Các vết nứt nhỏ thường là vết nứt vữa, chúng hầu như không phát triển thêm theo thời gian – chỉ làm ảnh hưởng đến thẩm mỹ không gian, ít tác động đến kết cấu xây dựng.
Các vết nứt sâu dài và rộng có thể hình thành do nứt sâu bê tông. Đối với loại vết nứt trần nhà thì cần xử lý nhanh chóng để tránh ảnh hưởng đến kết cấu nhà:
- Nước mưa có thể thấm vào xi măng rồi thấm vào bên trong trần nhà, gây mất thẩm mỹ và làm trần nhà nhanh xuống cấp.
- Các mảng bê tông trên trần nhà có thể rơi xuống gây nguy hiểm sức khỏe, tính mạng.
- Để lâu ngày có thể làm rạn nứt tường, làm hỏng hóc toàn công trình.
Nguyên Nhân Gây Ra Những Vết Nứt Cho Trần Nhà
Cốt thép không đảm bảo
Bảo quản, thi công cốt thép không đúng cách (cốt thép bị oxy hóa, xây dựng cốt thép trên nền bê tông bị ướt) sẽ làm cốt thép bị rỉ sét. Khi các rỉ sét lan rộng sẽ làm thanh cốt thép dần dần biến dạng, dần dần đẩy bê tông ra và gây nứt.
Cách xử lý cốt thép tránh ảnh hưởng trần nhà:
- Bố trí các thanh thép cân đối, gần đáy và mặt bên của sàn hoặc dầm.
- Nối buộc cốt thép chắc chắn, cẩn thận.
- Không đặt thanh thép có đường kính lớn vào khối cốt thép.
- Lắp đặt cốt thép hợp lý, tránh quá thưa hoặc quá dày.
Bê tông không đạt chuẩn
Việc trộn bê tông không đảm bảo tỷ lệ cốt liệu, nước… hay thi công bị đứt quãng cũng đều ảnh hưởng tới chất lượng trần nhà.
Để tránh nứt trần nhà do bê tông, cần lưu ý các vấn đề:
- Không dùng chất phụ gia để trộn bê tông.
- Đảm bảo đổ bê tông đều cho các vị trí.
- Đảm bảo tỷ lệ cốt liệu.
- Tránh làm mất nước của xi măng.
Kết cấu quá tải
Trong quá trình định hướng kết cấu công trình, cần tính toán kỹ kết cấu trọng tải. Nếu chỉ dựa vào cảm tính sẽ dễ dẫn đến tình trạng trọng tải ngôi nhà không phù hợp, để lâu dài sẽ gây ra nứt trần, ảnh hưởng kết cấu công trình.
Chất lượng bê tông thi công không đạt chuẩn
Có thể do các đơn vị thi công đã ăn bòn rút bê tông cũng như làm loảng và giảm tỉ lệ ăn cắp bê tông ăn cắp tiền khiến cho quá trình đổ móng, quá trình xây dựng đã bị bòn rút sắt thép dẫn đến quá trình xây dựng không còn đảm bảo về chất lượng. Hoặc quá trình đổ mái không thuận lợi ( mưa, nắng) làm ảnh hưởng đến chất lượng bê tông.
Do móng nhà không đảm bảo chất lượng
Là trong quá trình thi công móng nhà không đảm bảo về mặt kỹ thuật như ép cọc, dầm. Sau một thời gian sử dụng ngắn móng nhà bị sụp lún và sẽ ngây nứt gãy trần và tường nhà kèm theo hàng loạt.
Do yếu tố môi trường
Việt Nam có khí hậu nhiệt đới ẩm – sự chênh lệch nhiệt độ giữa các mùa lớn. Mùa hè nhiệt độ cao làm trần nhà nở ra, mùa đông nhiệt độ hạ xuống nhanh làm trần nhà co lại. Điều này khiến kết cấu trần nhà bị biến dạng, xuống cấp nhanh kèm theo các vết nứt.
Trồng cây trên trần nhà
Một số gia đình thường tận dụng trên trần nhà để trồng cây. Tuy nhiên chỉ nên trồng các loại cây rau màu, cây nhỏ, cây có rễ ít phát triển. Nếu chọn trồng các loại cây lớn, bộ rễ phát triển mạnh sẽ tác động đến trần nhà, gây ra các vết nứt.
Vật liệu chống thấm không đảm bảo
Nhà sử dụng các vật liệu chống thấm kém chất lượng nên trần nhà thường xuyên bị thấm nước. Tuy nhiên, nếu lựa chọn các công ty xây dựng có uy tín và kinh nghiệm và có khâu giám sát chất lượng xây dựng nghiêm ngặt, điều này xảy ra ít hơn và thậm chí không xảy ra. Do vậy, để không gặp phải hiện tượng nhà mới xây bị nứt nhiều chỗ, thấm nước thì tốt nhất gia chủ nên lựa chọn những công ty xây dựng có chuyên môn.
Kinh Nghiệm Xử Lý Vết Nứt Trần Nhà
Xử lý các vết nứt chân chim
Xử lý những vết nứt chân chim trên trần nhà tương đối đơn giản và không tiêu tốn quá nhiều thời gian. Gia chủ và các thành viên trong nhà cũng có thể tự mình xử lý chúng.
Để có thể cải thiện những vết nứt chân chim; cách đơn giản nhất là đục lớp hồ cũ dọc theo hướng các khe nứt. Tiếp theo là vệ sinh sạch sẽ, làm ẩm bằng nước sạch; và trát lại một lớp xi măng, cát mịn. Cuối cùng là sơn trát lại một lớp để hoàn thiện.
Đối với một số trường hợp đặc biệt, vết nứt chân chim xuất hiện do lớp sơn tường quá mỏng; hay tiến hành sơn tường khi quá khô. Để xử lý những vết nứt chân chim do sơn thì cách làm cũng tương tự như vết nứt chân chim do vữa trát. Tuy nhiên ở giai đoạn hoàn thiện bạn cần phủ thêm một lớp sơn chống thấm để tránh tình trạng nước ngấm vào gây nứt trở lại.
Xử lý những vết nứt sâu
-
Bắn keo silicon
Đây là một trong những loại keo có tính kết dính rất cao. Sử dụng keo silicone giúp bề mặt nứt được phủ kín và có khả năng chống thấm rất hiệu quả. Tuy nhiên bạn cần lưu ý trước khi bắn keo phải mở rộng vị trí vết nứt, sau đó trám một lớp keo dán tường, keo chống thấm vào vết nứt. Để hoàn thiện bạn sẽ dùng một lớp sơn để phủ lên trên bề mặt vết nứt vừa được xử lý.
-
Sử dụng lưới thép chống nứt
Đây là kỹ thuật tô một lớp xi măng nguyên chất mỏng lên trên bề mặt của khu vực bị nứt. Bạn cần đặt một lưới thép cố định tại vị trí vừa tô và phủ thêm một lớp hồ dầu mỏng ở phía trên.
Đối với phương pháp này bạn cũng cần lưu ý, ở những vết nứt sâu thì không thể tự sửa chữa mà phải cần nhờ đến sự hỗ trợ từ đội ngũ thợ chuyên nghiệp để đảm bảo các quy trình đều đúng kỹ thuật.