Những kinh nghiệm giúp chống thấm tường trong mùa mưa hiệu quả

Thời tiết đã bước vào mùa mưa. Lúc này, gia đình bắt đầu tiến hành sửa chữa, gia cố nhà để chống thấm, chống mưa gió ảnh hưởng đến kết cấu và thẩm mỹ của không gian sống. Thông thường, sơn chống thấm là lựa chọn được nghĩ đến đầu tiên, tuy nhiên có nhiều yếu tố quyết định hiệu quả chống thấm có cao và lâu dài hay không. Dưới đây, các chuyên gia của chúng tôi txillini.com chia sẻ một số lưu ý cơ bản nhưng rất quan trọng để đảm bảo chống mưa tối đa nhất cho căn nhà của bạn.

Những nguyên nhân gây thấm tường vào mùa mưa

Nguyên nhân chủ yếu là

Những nguyên nhân gây thấm tường vào mùa mưa
Cần nhanh chóng xử lý chống thấm tường nhà để đảm bảo không bị thấm nước về sau
  • Công trình thi công không đảm bảo quy trình, chất lượng.
  • Tường nhà không được xử lý chống thấm ngay khi xây dựng.
  • Vật liệu chống thấm không đảm bảo chất lượng.
  • Nhà không được bảo dưỡng thường xuyên.
  • Nhà đã xây dựng quá lâu.

Các nguyên nhân trên khiến cho địa thế tường yếu, làm tường bị thấm nước vào mùa mưa. Khi đó cần nhanh chóng xử lý chống thấm tường nhà để đảm bảo không bị thấm nước về sau.

Nếu công tác xử lý chống thấm không được thực hiện kịp thời sẽ dẫn kết các hậu quả

  • Kết cấu nhà nhanh xuống cấp: nứt, bong tróc bê tông – tiềm ẩn nhiều nguy hiểm đến sức khỏe, tính mạng.
  • Các vết ố vàng, rêu mốc… làm ảnh hưởng thẩm mỹ nhà.
  • Tiềm ẩn nguy cơ chập, cháy nổ điện.
  • Nước thấm qua tường khiến môi trường nhà ẩm thấp, tạo điều kiện cho vi khuẩn và nấm mốc sinh sôi nảy nở, các thành viên trong nhà dễ gặp bệnh ngoài da, bệnh về hô hấp.

Cách Xử Lý Chống Thấm Tường Hiệu Quả Mùa Mưa

Cách Xử Lý Chống Thấm Tường Hiệu Quả Mùa Mưa
Cách Xử Lý Chống Thấm Tường Hiệu Quả Mùa Mưa

Chống thấm tường nhà mới xây

Bề mặt tường nhà mới cần được đánh giấy nhám, làm sạch sau khi đã tô trát vữa hồ xong. Nên chọn sơn chống thấm tường ngoài trời để chống thấm, bởi đây là loại sơn có đàn hồi cao, chống thấm tuyệt đối và giá thành rẻ.

Có thể chống thấm cả bên trong lẫn bên ngoài tường để kết cầu tường nhà được bền bỉ, vững chắc hơn.

Chống thấm tường nhà cũ

Bước 1: Cạo sạch lớp sơn tường cũ, làm sạch các vị trí bị thấm dột, lấy bàn chải sắt làm sạch rong rêu bám trên bề mặt tường. Nếu tường cũ không được vệ sinh sạch sẽ thì hiệu quả chống thấm không được đảm bảo, sau một thời gian sẽ bị thấm nước lại.

Bước 2: Dùng keo chống thấm trám các vết nứt, kẽ hở trên bề mặt tường.

Bước 3: Xử lý bằng sơn chống thấm và phủ từ 2 lớp trở lên. Điều kiện bề mặt trước khi xử lý: khô ráo, độ ẩm dưới 16%.

Bước 4: Sau khi sơn chống thấm đã khô thì tiến hành sơn phủ màu cho tường nhà cũ.

Chống thấm tường nhà liền kề

  • Xử lý khe hở bằng tôn lá

Tường nhà liền kề sẽ có khoảng trống nhỏ giữa hai nhà – là vị trí nước mưa theo đó để thấm vào tường. Để xử lý tình trạng này, hãy cắt tôn ốp tường chống thấm vào, cố định bằng đinh đóng rồi dùng keo chống thấm silicon để bắn vào giữa mép tôn và tường xi măng.

Nhờ đó nước mưa khi chảy xuống sẽ gặp vị trí tôn đóng trên tường và chảy ra ngoài, tránh thấm vào giữa khe tiếp giáp.

  • Chống thấm khi bắt đầu xây nhà

Với tường liền kề, chống thấm ngay từ khi xây nhà là giải pháp hiệu quả lâu dài nhất. Ở giai đoạn thi công phần thô ở vị trí tiếp giáp giữa hai nhà. Nên dùng bê tông hoặc gạch để xây; làm đầy khe hở tiếp giáp, dùng hồ vữa vừa phải để chống nứt. Tạo độ dốc con lươn để không đọng nước khi trời mưa.

Ở phần hoàn thiện, vị trí tiếp giáp cần được tô trát lại để chống thấm nước qua lớp bê tông hoặc lớp gạch.

Ngoài ra, tường nhà liền kề có thể thực hiện chống thấm ngược. Tuy nhiên hai phương pháp kể trên sẽ dễ thi công hơn. Trong khi phương pháp chống thấm ngược sẽ khó thi công hơn; giá thành cũng cao hơn mà tuổi thọ lại không cao.

Các Vật Liệu Xử Lý Chống Thấm Tường Nhà Hiệu Quả Nhất

Để chống thấm, sơn là chưa đủ. Cần thiết hơn là chất chống thấm, vật liệu được sử dụng ngay từ khi xây nhà giúp lớp sơn được bền màu, không bị bong tróc phai màu và ngăn nước thấm sâu vào trong tường.

Các Vật Liệu Xử Lý Chống Thấm Tường Nhà Hiệu Quả Nhất
Sơn chống thấm ngoài trời thường dùng cho nhà mới xây để tăng khả năng chống thấm

Cách sử dụng chất chống thấm này cũng rất đơn giản: Chỉ cần vệ sinh bề mặt; loại bỏ tuyệt đối rêu mốc, sơn cũ, dầu mỡ, bụi phấn và các lớp vữa xi măng đã bị phong hóa. Sau đó phủ 2-3 lớp chất chống thấm, mỗi lớp cách nhau 6-8 giờ. Tiếp theo, đợi lớp cuối khô 4 ngày trước khi thi công sơn. Nếu ngôi nhà chưa được xử lý chống thấm từ đầu. Bằng chất chống thấm, khi sửa sang, bạn nên cân nhắc đến việc bổ sung trước khi sơn lại.

Đáng chú ý, mỗi công trình có những điều kiện khác nhau nên cách xử lý; và thi công có thể có sự khác biệt. Để đảm bảo thi công đúng cách, các gia đình nên xin tư vấn từ các nhà thầu chuyên nghiệp đã được đào tạo bài bản và có nhiều kinh nghiệm.

Sơn chống thấm ngoài trời

Sơn chống thấm ngoài trời thường dùng cho nhà mới xây để tăng khả năng chống thấm cũng như giảm nấm mốc. Các hãng sơn chống thấm có thể lựa chọn là: Jotun, Polyurethane, Dulux…

Sika chống thấm

Sika là vật liệu chống thấm được đánh giá cao về độ bám dính và đàn hồi. Ở những bức tường bị nấm mốc; sika giúp ngăn cản hình thành các vết nứt và tăng cường sự liên kết để cải thiện vết nứt. Sika có tuổi thọ cao, thông dụng với bề mặt tường có chất liệu khác nhau, không chứa chất độc hại.

Keo chống thấm tường

Keo chống thấm tường xử lý chống thấm, tường ẩm mốc và các vết nứt rất hiệu quả. Phù hợp xử lý ở ban công, sân thượng hoặc là vách xông. Vật liệu này không cần dùng bột bả nên tiết kiệm chi phí, hiệu quả cũng không hề kém cạnh các loại sơn chống ẩm mốc.

Với những chia sẻ trên đây, Thanh Thịnh hy vọng bạn sẽ nắm rõ hơn về nguyên nhân khiến tường bị thấm vào mùa mưa, các phương pháp chống thấm và vật liệu chống thấm hiệu quả

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *