Do ảnh hưởng của dịch covid-19, các chính sách giãn cách xã hội khiến hải sản rớt giá vì không tiêu thụ được. Điều này đã khiến 80% ngư dân Nghệ An gặp khó khăn vì thua lỗ. Các nhà thuyền dù thu được lượng cá lớn nhưng do giá hải sản giảm mạnh. Thêm nữa, cá đánh bắt về không bán được đành cấp cho kho đông lạnh. Nhìn chung, giá cá đã giảm từ 20 – 40% so với trước đó nên ngư dân vẫn lỗ. Chia sẻ từ gia đình anh Tám, dù con tàu 800CV của gia đình anh thu được 17 tấn hải sản. Thế nhưng sau khi bán hết hải sản, anh vẫn lỗ 20 triệu đồng.
Mục Lục
Hải sản rớt giá, ngư dân ở Nghệ An liên tục thua lỗ
Dịch Covid-19 đã khiến ngư dân ở Nghệ An liên tục thua lỗ khi hải sản khó tiêu thụ, rớt giá. Trở về sau 7 ngày ra khơi, con tàu 800 CV của anh Phan Văn Tám (xã Quỳnh Lập, thị xã Hoàng Mai, Nghệ An) mang về 17 tấn hải sản. Đây là chuyến đánh bắt khá thành công của 10 ngư dân trên tàu. Thế nhưng, sau khi bán hết số hải sản này tại cảng cá, chuyến đi này anh Tám vẫn bị lỗ hơn 20 triệu đồng. Giá cá thu mua tại cảng trước đây 160.000 đồng/kg nhưng nay xuống 130.000 đồng/kg, mực loại 1 giá 300.000 đồng/kg nay giảm xuống dưới 200.000 đồng/kg… vẫn khó bán.
“Giá dầu cao, nhân công phải thuê chứ họ không chịu ăn chia như trước nên chúng tôi phải gánh chi phí đi biển rất lớn, mỗi chuyến tốn 170 triệu đồng. Giá hải sản rẻ và ế ẩm kéo dài mấy tháng nay do dịch Covid-19 khiến chúng tôi rất khó khăn. Không đi, để tàu nằm bờ thì xót ruột vì lãi suất ngân hàng vay đóng tàu vẫn phải trả”, anh Tám buồn bã nói.
Các kho đông lạnh trữ hải sản quá tải
Hải sản đánh bắt về khó tiêu thụ vì dịch Covid-19 khiến các kho đông lạnh trữ hải sản cũng đã sắp quá tải. Ông Lê Hội Huấn, chủ kho đông lạnh tại cảng cá Quỳnh Lập (xã Quỳnh Lập), cho biết kho của ông hiện tồn hơn 200 tấn hải sản chưa tiêu thụ được. Thị trường truyền thống lâu nay vẫn là trong nước và Trung Quốc, nhưng việc phong tỏa nghiêm ngặt để chống dịch Covid-19 của các tỉnh đã khiến hải sản không đến được nơi tiêu thụ. Mặt khác, nhu cầu sử dụng hải sản cũng giảm mạnh. Nhất là các loại hải sản có giá trị, khi các nhà hàng, quán ăn bị đóng cửa dài ngày.
“Tàu về, chúng tôi cũng phải thu mua cho ngư dân. Nếu không họ cũng chẳng biết bán đi đâu, nhưng tiêu thụ rất khó nên các kho chứa đều sắp quá tải”. Ông Huấn nói. Hải sản giá thấp, giảm khoảng 30% so với trước. Trong khi tiêu thụ chậm nên các chủ kho cũng phải gồng mình để trang trải các chi phí bảo quản, thuê nhân công.
12 kho đông lạnh Quỳnh Lập tồn 1.000 tấn hải sản
Chủ kho đông lạnh này mong muốn: “Từ tháng 5 đến nay, chúng tôi bị thua lỗ vì chi phí để duy trì kho lạnh. Và trả cho công nhân là rất lớn, chúng tôi rất mong chính phủ có chính sách hỗ trợ. Giảm lãi suất vay ngân hàng để chúng tôi còn duy trì được”. Báo cáo của UBND xã Quỳnh Lập cho biết, xã có 12 kho đông lạnh. Còn tồn hơn 1.000 tấn hải sản. Xã Quỳnh Lập cũng có hơn 200 tàu đánh bắt. Đó là nguồn sống của gần 2.400 hộ gia đình trong xã. Dịch Covid-19 đã khiến người dân rất khó khăn dù tàu thuyền vẫn ra khơi.
Hải sản rớt giá, 40 kho đông Quỳnh Lưu quá tải
Theo báo cáo của Phòng Nông nghiệp huyện Quỳnh Lưu. Hiện toàn huyện có 40 kho đông với tổng công suất trên 2.000 tấn. Số lượng hàng hải sản tồn trong các kho trên 1.500 tấn. Huyện đã tạo điều kiện cho các xe “luồng xanh” đi qua chốt thu mua hải sản cho ngư dân. Tuy nhiên hiện nay rất ít xe về mua hải sản.
Ông Trần Xuân Học – Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT cho biết thêm: Nghệ An hiện có 288 kho đông. Tập trung ở Quỳnh Lưu, Diễn Châu, thị xã Hoàng Mai, Nghi Lộc, thị xã Cửa Lò. Có gần 15.000 tấn hải sản các loại đang tồn kho. Khó khăn nhất hiện nay là các kho cấp đông trên địa bàn tỉnh hầu hết đều đã đầy hàng. Vì vậy việc mua hải sản tích trữ cho ngư dân khai thác càng khó khăn.
Để giải quyết khó khăn trên, Sở Nông nghiệp và PTNT phối hợp với các ngành liên quan, tăng cường xúc tiến thương mại. kết nối để đưa hải sản vào tiêu thụ tại các siêu thị Big C, Vinmart… trên địa bàn Nghệ An. Liên hệ, kết nối với các doanh nghiệp ngoài tỉnh thu mua hải sản cho các kho đông. Ứng dụng và đẩy mạnh phát triển các hình thức tiêu thụ hải sản qua các loại hình phân phối bán lẻ online…
Kho đông lạnh Hoàng Mai và Cửa Lò cũng quá tải
Thị xã Hoàng Mai hiện có trên 1.000 tàu thuyền khai thác hải sản. Hơn 5.000 tấn hải sản đang bị dồn ứ trong 76 kho đông lạnh. Trong khi đó, tại H.Quỳnh Lưu (Nghệ An), 40 kho cấp đông. Cũng đang tồn kho hơn 1.500 tấn. Trong thời gian phong tỏa để chống dịch Covid-19, H.Quỳnh Lưu đã tạo điều kiện cho các xe “luồng xanh” đi qua chốt. Để giải phóng hải sản cho ngư dân. Tuy nhiên rất ít xe đến thu mua.
Tại thị xã Cửa Lò, nhiều chủ kinh doanh hải sản từ cuối tháng 4 đã tích trữ hàng trăm tấn hàng để phục vụ cho mùa du lịch biển. Thế nhưng, dịch Covid-19 bủa vây đã khiến các dự định bị phá sản. Chị Nguyễn Thị Huyền (P.Nghi Hải, thị xã Cửa Lò) cho biết, gia đình chị đã chuẩn bị 100 tấn hải sản. Gồm mực, tôm, cá thu… cấp đông để bán trong mùa du lịch. Nhưng dịch kéo dài từ đầu tháng 5 đến nay khiến hải sản không thể tiêu thụ. Gia đình chị đã phải bỏ ra một khoản chi phí lớn để bảo quản số hải sản này.
80% số gia đình ngư dân khó khăn vì hải sản rớt giá
Ông Nguyễn Văn Nho, Chủ tịch UBND xã Quỳnh Lập, cho biết giá dầu và các chi phí cho đi biển tăng cao. Trong khi giá hải sản quá rẻ và khó tiêu thụ đã khiến cuộc sống của 80% số gia đình trong xã gặp khó khăn. Không chỉ ngư dân đánh bắt. Các dịch vụ hậu cần nghề cá cũng bị ảnh hưởng rất nặng nề.
“Từ đầu tháng 5, khi xã có ca nhiễm Covid-19 đầu tiên tại cộng đồng, cả xã phải phong tỏa 14 ngày. Thời gian đó, lạch bị cấm cửa, các tàu không thể ra biển đánh bắt. Sau đó thì giá hải sản bắt đầu giảm nên người dân rất khó khăn”. Ông Nho nói và đề nghị Chính phủ cần có chính sách hỗ trợ khó khăn cho ngư dân. Vì dù vẫn ra khơi. Nhưng thị trường tiêu thụ khó khăn nên hầu hết các chủ tàu đều bị thua lỗ.
Nghệ An hiện có 3.438 tàu thuyền đánh cá. Với 17.190 lao động sống nhờ nghề đi biển. Chưa kể hàng chục ngàn lao động làm dịch vụ hậu cần nghề cá. Sở NN-PTNT Nghệ An cho biết, tỉnh này hiện có gần 15.000 tấn hải sản đang tồn kho. 288 kho cấp đông trên địa bàn tỉnh hầu hết đều đã đầy hàng. Vì vậy, việc mua hải sản tích trữ cho ngư dân khai thác càng khó khăn.
Tạm kết
Ông Trần Xuân Học, Phó Giám đốc Sở NN-PTNT Nghệ An, cho biết cơ quan này đang tích cực phối hợp với các ngành liên quan tăng cường xúc tiến thương mại, kết nối. Để đưa hải sản vào tiêu thụ tại các siêu thị lớn trên địa bàn tỉnh và kết nối với các doanh nghiệp ngoài tỉnh đến thu mua. Nhằm giảm bớt số hàng tồn đọng cho ngư dân.