Ngành dệt may có nguy cơ mất đơn hàng vào tay đối thủ

Tình hình dịch bệnh hiện tại vẫn chưa thể mở cửa sản xuất. Khách hàng đã không thể chờ đợi và đang bắt đầu rục rịch chuyển đơn hàng của mình sang các quốc gia khác. Một số các doanh nghiệp dệt may hiện đang đứng trước nguy cơ không có đơn hàng để sản xuất cho cuối năm 2021 và năm 2022. Vươn lên hiện tại là nhà xuất khẩu thứ nhì thế giới nhưng hiện tại ngành dệt may Việt Nam cũng đang đứng trước nguy cơ mất trắng đơn hàng vào tay đối thủ, nếu hiện tại dịch bệnh còn phức tạp trong tháng 8. Cùng chúng tôi điểm qua thông tin này ngay sau đây nhé.

Ngành dệt may đang đối mặt nỗi lo xuất khẩu sẽ giảm trong các tháng cuối năm

Báo cáo của Bộ Công Thương cho thấy, 7 tháng đầu năm xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam vẫn trong đà phục hồi; với mức tăng 14,1%. Nhưng đây là “hiệu ứng” từ mức tăng trưởng khả quan của ngành trong 4-5 tháng đầu năm. kKi dịch vẫn đang được kiểm soát ổn định.

Từ lúc Covid-19 diễn biến phức tạp, nhất là khi 19 tỉnh, thành phố phía Nam áp dụng giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16. Sản xuất ngành dệt may cầm chừng khi vừa phòng dịch vừa sản xuất “chạy” đơn hàng.

Xưởng dệt may
Xưởng dệt may ở Việt Nam

Các doanh nghiệp dệt may đang đối mặt nỗi lo xuất khẩu sẽ giảm trong các tháng cuối năm. Thậm chí “đứt” đơn hàng khi đối tác tìm kiếm thị trường khác. Có đơn hàng tới hết tháng 12 nhưng dịch bệnh khiến nguyên liệu về chậm. Giá tăng, chi phí logistics tăng… khiến các công ty cổ phần gặp nhiều khó khăn. Lãnh đạo doanh nghiệp này cho biết; nếu dịch bệnh kéo dài, đơn hàng sẽ không thực hiện được; hoặc chậm trễ, khách hàng sẽ cắt đơn hàng.

Áp lực giao hàng trong khi chuỗi cung ứng đứt gãy

Áp lực giao hàng trong khi chuỗi cung ứng đứt gãy, ông Giang nói; là thách thức lớn với doanh nghiệp dệt may lúc này. Bởi nếu không đáp ứng được thời gian giao hàng, khách hàng sẽ yêu cầu huỷ đơn, ảnh hưởng kéo dài sang cả năm 2022.

“Đối tác thấy thị trường Việt Nam không ổn định họ sẽ dịch chuyển. Dệt may là thời trang, là mùa vụ. Không ai đi mua cái quần, áo khi nó đã lỗi mốt, kể cả có giảm giá”, Chủ tịch Vitas nghi ngại.

Sức mua toàn cầu của các nước lớn như Mỹ, EU đang tăng nhanh, 16-17% so với cùng kỳ, thậm chí có những mặt hàng cầu tăng 30%. Nhưng rủi ro lớn là doanh nghiệp không giao hàng kịp.

Doanh nghiệp không thể tiếp tục chờ đợi trong vô vọng

“Tiến độ giao hàng của doanh nghiệp đã trễ một tháng so với hợp đồng. Các nhà mua hàng thông cảm với tình huống của nhà sản xuất. Nhưng ở châu Âu vẫn làm việc bình thường. Khách hàng không thể chờ thêm và yêu cầu phía nhà sản xuất phải đưa ra một lịch hẹn cụ thể. Nếu không đảm bảo sẽ chuyển đơn hàng sang quốc gia khác”- ông Phạm Quang Anh cho hay.

Còn với May 10, Tổng giám đốc Thân Đức Việt thông tin, DN luôn nhận được câu hỏi từ phía đối tác: Bao giờ Chính phủ kiểm soát được dịch? Bao giờ May 10 sản xuất ổn định, hoặc tỷ lệ sản xuất ổn định là bao nhiêu? Từ tháng 7 đến nay, May 10 phải làm một báo cáo chưa từng có trong tiền lệ. Đó là báo cáo về tỷ lệ tiêm vắc-xin cho người lao động.

Doanh nghiệp
Doanh nghiệp không thể tiếp tục chờ đợi trong vô vọng. Hình minh họa

Đó cũng chính là tình trạng khá phổ biến trong cộng đồng doanh nghiệp dệt may. Thậm chí có những doanh nghiệp còn chật vật hơn. Tại bức thư kêu cứu gửi tới Thủ tướng Chính phủ ngày 10/9, 7 doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh hàng may mặc trên địa bàn tỉnh Tiền Giang phản ánh. Đang phải đối mặt với nguy cơ phá sản vì hầu hết các khách hàng đã thông báo hủy đơn hàng. Phạt xuất hàng bằng máy bay đối với những hợp đồng đã ký. Hàng hóa phải bán theo mùa, khách hàng không thể tiếp tục chờ đợi trong vô vọng. Bản thân các nhà sản xuất cũng đã mua nguyên vật liệu sản xuất; với chi phí lên hàng ngàn tỷ đồng.

Ưu tiên tiêm vắc-xin cho người lao động của doanh nghiệp

Trước những thử thách trên, các doanh nghiệp đã đề nghị; Chính phủ quan tâm và có biện pháp giải cứu. Trong đó, ưu tiên tiêm vắc-xin cho người lao động của doanh nghiệp; ưu tiên cho các doanh nghiệp được mua vắc-xin để tiêm cho người lao động. Sớm đẩy nhanh quá trình miễn dịch cộng đồng và phục hồi sản xuất.

Theo Tổng giám đốc May 10, hiện vắc-xin nội địa không được phê duyệt khẩn cấp. Cần rút ngắn quy trình này lại, trong bối cảnh vắc-xin nhập khẩu không đủ. Nếu không có vắc-xin, dù Chính phủ đưa ra giải pháp sống chung với dịch. Chắc chắn sản xuất của doanh nghiệp khó có thể ổn định.

Trước sức ép của dịch bệnh, dù muốn hay không; doanh nghiệp cũng bắt buộc phải tiến hành chuyển đổi số, linh hoạt trong sản xuất. Đối mặt với khó khăn, mỗi doanh nghiệp dệt may có cách riêng để “sống”.

Tháng 8/2021, kim ngạch xuất khẩu hàng dệt và may mặc giảm 9,2% so với cùng kỳ. Một số doanh nghiệp dệt may trong nước đang lo thiếu đơn hàng cho sản xuất trong cuối năm 2021 và đầu năm 2022.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *