Các ngân hàng cam kết giảm lãi vay như thế nào?

Tổng cộng hiện nay có 16 ngân hàng thương mại đã công bố các cam kết giảm lãi suất cho vay và hỗ trợ các khách hàng bị ảnh hưởng và gặp khó khăn do dịch Covid-19. Đến nay tổng số tiền lãi đã giảm là hơn 8.800 tỉ đồng. Ngày 19-9, theo Vụ Tín dụng của các ngành kinh tế – Ngân hàng Nhà nước đã công bố thông tin một số báo cáo về tình hình thực hiện về các giải pháp tín dụng nhằm tháo gỡ khó khăn do dịch Covid-19. Nếu bạn quan tâm về lĩnh vực này thì cùng chúng tôi tìm hiểu nhiều hơn ngay sau đây.

Nhiều khách vay ngân hàng gặp khó khăn, mất nguồn thu nhập vì dịch bệnh

Sau nhiều lần liên hệ để trình bày khó khăn do COVID-19; và đề nghị có chính sách hỗ trợ, anh Nguyễn Đăng Tư (TP Thủ Đức, TP.HCM). Vừa được nhân viên tín dụng của VCB thông báo khoản vay mua nhà của anh sẽ được giảm 0,1%/năm. Từ 8,6%/năm xuống còn 8,5%/năm! “Đọc thông báo mà không tin nổi, giảm 0,1%/năm coi như không có giảm gì. Và vấn đề của người mua nhà trong thời buổi thu nhập giảm sút. Hiện nay là chính sách giãn hoặc hoãn trả nợ, chứ không phải giảm một chút lãi suất; để làm màu như thế này”, anh Đăng Tư bức xúc.

Nhiều hộ kinh doanh đóng cửa, mất nguồn thu nhập vì dịch
Nhiều hộ kinh doanh đóng cửa, mất nguồn thu nhập vì dịch

Chị Trần Kim Anh (TP Thủ Đức) cho biết từ sau khi phải nghỉ không lương do công ty tạm đóng cửa vì dịch. Trong khi thu nhập của chồng chị cũng giảm 30% vì dịch bệnh. Việc trả lãi và nợ gốc cho khoản vay tại BIDV với lãi suất 10,2%/năm; đang trở thành gánh nặng rất lớn với gia đình chị.

Tương tự, vợ chồng chị Nguyễn Huyền Trang (TP.HCM) cho biết từ tháng 7-2021 đến nay; sau khi xưởng may nhỏ của gia đình phải đóng cửa do dịch COVID-19. Việc trả nợ gốc và lãi vay (khoảng 9 triệu đồng) cho khoản nợ còn lại (750 triệu đồng) tại Public Bank trở thành nhiệm vụ bất khả thi; do gia đình không còn thu nhập nào khác.

16 ngân hàng tiếp tục giảm lãi vay tối đa 1 điểm % trên dư nợ hiện hữu bằng VNĐ

Theo đó, thực hiện Nghị quyết 63/NQ-CP của Chính phủ; 16 ngân hàng chiếm 75% tổng dư nợ tín dụng nền kinh tế – gồm Vietinbank; Vietcombank, Agribank, BIDV, MB, Bưu Điện Liên Việt, TPBank, VIB, ACB, Seabank, SHB; HDBank, MSB, VPBank, Techcombank, Sacombank – đã cam kết giảm lãi suất cho vay nhằm hỗ trợ khách hàng cá nhân và doanh nghiệp bị ảnh hưởng dịch Covid-19 trong những tháng cuối năm.

Thông qua Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam; 16 ngân hàng này đã thống nhất nguyên tắc tiếp tục giảm lãi vay tối đa 1 điểm % trên dư nợ hiện hữu bằng VNĐ trong 5 tháng cuối năm 2021 đối với khách hàng chịu ảnh hưởng bởi dịch Covid-19.

Các ngân hàng
Ngân hàng tiếp tục giảm lãi vay tối đa 1 điểm % trên dư nợ hiện hữu bằng VNĐ. Hình minh họa

Mức đồng thuận giảm lãi vay áp dụng từ ngày 15-7 đến hết năm 2021; với tổng số tiền lãi giảm cho khách hàng ước tính là 20.613 tỉ đồng.

Riêng 4 ngân hàng thương mại nhà nước tiếp tục cam kết dành riêng gói hỗ trợ 4.000 tỉ đồng. Để giảm lãi suất cho vay, giảm các loại phí dịch vụ ngân hàng trong thời gian giãn cách cho khách hàng tại các địa phương; đang thực hiện cách ly xã hội theo Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ.

Các tổ chức tín dụng cho vay mới lãi suất thấp hơn so với trước dịch

Theo thống kê của Ngân hàng Nhà nước, đến cuối tháng 8-2021. Các tổ chức tín dụng đã miễn, giảm, hạ lãi suất cho trên 1,13 triệu khách hàng với dư nợ trên 1,58 triệu tỉ đồng; cho vay mới lãi suất thấp hơn so với trước dịch. Với doanh số lũy kế từ 23-1-2020 đến nay đạt 4,46 triệu tỉ đồng cho 628.662 khách hàng. Lũy kế từ 23-1-2020 đến 31-8-2021. Tổng số tiền lãi các tổ chức tín dụng miễn, giảm, hạ cho khách hàng khoảng 26.000 tỉ đồng.

Trong đó, riêng tổng số tiền lãi giảm theo cam kết của 16 ngân hàng thương mại lũy kế từ 15-7 đến 31-8-2021 là 8.865 tỉ đồng; đạt 43,01% so với cam kết.

Ngân hàng Nhà nước cho hay từ nay đến cuối năm sẽ yêu cầu các tổ chức tín dụng quyết liệt thực hiện cam kết giảm lãi suất cho vay; giảm phí dịch vụ thanh toán; tiếp tục tập trung nguồn vốn để đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn phục vụ sản xuất, chế biến; tiêu thụ, lưu thông hàng hóa trong bối cảnh Covid-19. Đặc biệt là vấn đề sản xuất, lưu thông hàng lương thực, thực phẩm; nhu yếu phẩm nói riêng với thời hạn và lãi suất hợp lý.

Tính đến cuối tháng 8-2021, tín dụng toàn nền kinh tế tăng 7,42% so với cuối năm ngoái. Tín dụng đối với các ngành kinh tế đều có mức tăng trưởng cao hơn cùng kỳ. Tín dụng lĩnh vực ưu tiên có mức tăng trưởng khá, trong đó nông nghiệp, nông thôn. Xuất khẩu, công nghiệp hỗ trợ, doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao tăng trưởng cao hơn nhiều tăng trưởng tín dụng chung.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *