Theo báo cáo của các chỉ số đổi mới toàn cầu năm 2021 vừa được công bố mới đâ; một số nền kinh tế có thu nhập trung bình, trong đó có cả Việt Nam hiện tại đã đứng trước Ấn Độ về chỉ số này. Trong thời kỳ dịch bệnh, việc các chính phủ và doanh nghiệp trên toàn cầu đã liên tục tăng cường đầu tư đổi mới. Theo “Báo cáo của chỉ số đổi mới toàn cầu năm 2021” vừa được Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO) công bố mới đây; Thụy Sỹ, Thụy Điển và Mỹ hiện tại tiếp tục dẫn đầu toàn cầu. Trong đó Thụy Sỹ thì đứng đầu bảng xếp hạng năm thứ 11 liên tiếp.
Mục Lục
Báo cáo chỉ số đổi mới toàn cầu năm 2021
Trung Quốc xếp thứ 12, ghi nhận năm thứ chín thăng hạng liên tục. Đứng đầu trong số các nền kinh tế có mức thu nhập trung bình, vượt qua các nền kinh tế phát triển như Nhật Bản, Israel, Canada.
Tổng giám đốc WIPO Daren Tang phát biểu nhấn mạnh: Chỉ số sáng tạo toàn cầu (GII) năm nay cho thấy; mặc dù dịch bệnh gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới đời sống và sinh kế. Nhưng nhiều lĩnh vực đã thể hiện sự bền bỉ kinh ngạc. Nhất là những lĩnh vực chú trọng đến số hóa, công nghệ và đổi mới.
GII là một công cụ đặc biệt, có thể định hướng cho các nhà hoạch định chính sách và giới doanh nghiệp lập kế hoạch. Đảm bảo cho các bên thoát khỏi dịch bệnh và trở nên mạnh mẽ hơn.
Số liệu thống kê cho thấy, sản phẩm khoa học, chi phí nghiên cứu và phát triển (R&D). Đơn đăng ký sở hữu trí tuệ và giao dịch đầu tư mạo hiểm tiếp tục tăng dựa trên hiệu suất mạnh mẽ trước khủng hoảng. Vấn đề đáng chú ý là, so với các cuộc suy thoái trước đó. Chi tiêu cho R&D trong thời gian suy thoái kinh tế có liên quan đến dịch bệnh thể hiện rõ tính bền bỉ mạnh hơn.
Tuy nhiên, ảnh hưởng của khủng hoảng đối với các ngành nghề khác nhau không đồng đều. Báo cáo cho thấy, các doanh nghiệp phần mềm, Internet và công nghệ thông tin, phần cứng và thiết bị điện, sản xuất thuốc; và công nghệ sinh học đã tăng cường đầu tư đổi mới và nghiên cứu phát triển.
Việt Nam xếp hạng 44, trước Ấn Độ xếp ở vị trí 46
Đồng thời, báo cáo cũng cho thấy những thay đổi không đồng đều trong đổi mới toàn cầu về mặt địa lý. Theo đó, Bắc Mỹ và châu Âu tiếp tục đứng đầu trong cục diện đổi mới toàn cầu. Hoạt động đổi mới của Đông Nam Á, Đông Á và châu Đại Dương năng động nhất trong 10 năm qua. Là khu vực duy nhất thu hẹp khoảng cách với những nước dẫn đầu.
Nói một cách cụ thể, Bắc Mỹ do Mỹ và Canada hợp thành vẫn là khu vực có tính đổi mới nhất trên thế giới. Mỹ duy trì vị trí thứ ba năm thứ 3 liên tiếp trong bảng xếp hạng GII. Trong khi Canada tăng lên vị trí thứ 16.
Điều đáng quan tâm là, mặc dù một số ít nền kinh tế thu nhập cao luôn đứng đầu bảng xếp hạng. Nhưng một số các nền kinh tế thu nhập trung bình, bao gồm Trung Quốc (thứ 12); Thổ Nhĩ Kỳ (thứ 41), Việt Nam (thứ 44), Ấn Độ (thứ 46); đang bắt kịp và thay đổi cục diện đổi mới.
Ở khu vực châu Á, Hàn Quốc đã tăng mạnh 5 bậc từ vị trí thứ 10; trong bảng xếp hạng năm 2020 lên thứ 5 trong bảng xếp hạng năm nay. Các nền kinh tế châu Á khác nằm trong top 15 bao gồm Singapore (thứ 8); Trung Quốc (thứ 12) và Nhật Bản (thứ 13)… Trong đó, Trung Quốc là nền kinh tế thu nhập trung bình duy nhất nằm trong top 30.
Việt Nam tiếp tục giữ vị trí đứng đầu trong nhóm 34 quốc gia có thu nhập trung bình thấp
Trong nhóm 34 quốc gia có thu nhập trung bình thấp được đưa vào danh sách xếp hạng GII năm 2021. Việt Nam tiếp tục giữ vị trí đứng đầu. Việt Nam tiếp tục duy trì xếp hạng trong nhóm 45 quốc gia dẫn đầu toàn cầu. Trong các quốc gia xếp trên Việt Nam năm 2021, không có quốc gia nào ở mức thu nhập trung bình thấp như Việt Nam. Chỉ có 5 quốc gia ở mức thu nhập trung bình cao; (Trung Quốc, Malaysia, Thái Lan, Bungari và Thổ Nhĩ Kỳ). Còn lại đều là các quốc gia/nền kinh tế phát triển, thuộc nhóm thu nhập cao.
Trong Báo cáo GII 2021 do WIPO phát hành và trong bản thông cáo báo chí về GII 2021 của WIPO. Việt Nam tiếp tục được WIPO nêu trong Báo cáo như hình mẫu đáng học hỏi; “Việt Nam nằm trong số 50 nền kinh tế GII có tiến bộ đáng kể nhất trong xếp hạng ĐMST theo thời gian.
Việt Nam có tiềm năng thực sự để thay đổi cục diện ĐMST toàn cầu trong những năm tới
Cùng với Trung Quốc, Thổ Nhĩ Kỳ, Ấn Độ và Philippines; Việt Nam có tiềm năng thực sự để thay đổi cục diện ĐMST toàn cầu trong những năm tới. Đó là chìa khóa để các quốc gia khác học hỏi từ các quốc gia như Việt Nam; và tham gia nhóm các quốc gia liên tục đi lên về ĐMST”.
Theo ông Bruno Lanvin, Giám đốc điều hành về chỉ số toàn cầu của Viện quản trị kinh doanh châu Âu (INSEAD). Hoạt động đổi mới dần chuyển dịch về phía Đông. Và kinh tế toàn cầu chuyển dịch về phía Đông có liên quan mật thiết với nhau.
Thứ nhất, những năm gần đây, trọng tâm kinh tế thế giới đã chuyển dịch sang châu Á. Tăng trưởng kinh tế luôn đến từ châu Á.
Thứ hai, bản thân của sự chuyển dịch này cũng là kết quả của chính sách. Chính phủ các nước châu Á lựa chọn phát triển; là ưu tiên quốc gia, và để trở thành một nền kinh tế có sức cạnh tranh, thì sáng tạo chính là động lực dẫn dắt.
Thứ ba, những quốc gia này ưu tiên giáo dục, bồi dưỡng tài năng công nghệ. Việc đầu tư đối với nguồn nhân lực cũng có thể cải thiện mạnh mẽ năng lực đổi mới./.