Việc chuẩn bị chi phí khi xây nhà là điều quan trọng không kém. Trước khi bắt đầu thi công xây dựng, gia chủ sẽ nhận được hồ sơ xây dựng từ nhà thầu gửi đến. Trong hồ sơ, ngoài những quy trình khi thi công xây dựng, vật tư xây dựng, bản thiết kế… thì chi phí dự trù cũng sẽ được đưa ra toàn bộ. Tuy nhiên, về khoản chi phí khi xây nhà không phải lúc nào việc xây nhà sẽ đúng như dự tính của mình và thường sẽ bị “đôn” lên rất nhiều. Do đó, gia chủ cần tìm hiểu kỹ các lý do dẫn đến phát sinh chi phí xây dựng. Hãy tìm hiểu kỹ về kinh nghiệm khi xây nhà hay đặc biệt hơn về khoản chi phí xây dựng thì hãy tham khảo ngay bài viết này nhé!
Mục Lục
Giấy phép xây dựng
Khi xây nhà, bạn bắt buộc phải xin giấy phép xây dựng. Theo đúng quy định hiện hành, việc xây nhà phải tuân thủ các nội dung trong giấy phép. Nếu thay đổi quy mô khác với giấy phép, bạn sẽ phải xin lại từ đầu. Đây chính là khoản chi phí phát sinh khiến tổng mức đầu tư xây nhà bị “đội” lên. Mức thu lệ phí xin giấy phép xây dựng đối với mỗi loại công trình có sự khác nhau.
Lệ phí này sẽ thay đổi tùy theo từng khu vực thành phố trong nước. Tuy nhiên, để có được tờ giấy phép này, bạn sẽ cần cung cấp giấy tờ và các hồ sơ liên quan. Ngoài ra, thời gian để được tiếp nhận và cấp phép sẽ từ 15 – 30 ngày. Do đó, chi phí mà bạn có thể mất ở đây không chỉ là lệ phí xin phép, mà còn là thời gian đợi để được cấp phép. Để tránh gặp phải điều này, bạn cần dự trù kinh phí xây nhà nhiều hơn một chút; và bàn bạc thống nhất cùng các thành viên gia đình về quy mô xây dựng, trước khi xin giấy phép.
Hồ sơ thiết kế
Việc thay đổi hồ sơ thiết kế cũng dẫn đến hậu quả chi phí xây dựng tăng lên. Ví dụ, ban đầu, trên diện tích đất 100m2, gia chủ dự định chỉ xây 80m2, không làm sân; nhưng sau này lại đổi ý thiết kế thêm sân 20m2. Phần sân này bắt buộc phải làm móng để gia cố, tổng diện tích xây dựng tăng lên; kéo theo chi phí thiết kế cũng như chi phí xây dựng. Khoản phát sinh này thường không nhỏ và dễ khiến gia chủ “giật mình” khi nhận được thông tin chi phí xây nhà phát sinh.
Một trường hợp khác thường xảy ra là thay đổi thiết kế sau khi nó vừa thành hình. Khi xem thiết kế, bạn có thể đã đồng ý với cách bày trí của kiến trúc sư và đồng ý cho thi công. Nhưng bạn nên dành thời gian xem xét lại một chút. Trong các bản thiết kế, thường thì khung cảnh xung quanh sẽ được làm cho giống với khung cảnh bên ngoài, nhưng không phải là giống hoàn toàn. Vì vậy, bạn cần xem xét công năng, cũng như tính phù hợp với khung cảnh bên ngoài trước khi khởi công. Điều này sẽ giúp bạn hạn chế khi xây xong lại không vừa ý và đổi thiết kế,; làm phát sinh chi phí đập phá, sửa chữa.
Nhà thầu kém uy tín
Ngoài ba lý do trên, thì việc lựa chọn nhà thầu kém uy tín cũng sẽ khiến bạn mất kha khá tiền. Trong trường hợp bạn không may gặp phải nhà thầu thiếu trung thực; họ có thể cố ý tính thiếu chi phí khi báo giá khái toán theo m2 cho chủ đầu tư. Chúng sẽ khiến mức dự trù có vẻ phải chăng; nhưng thực tế thi công lại phát sinh đáng kể. Tổng diện tích xây dựng phải bao gồm: diện tích sàn mỗi tầng; các diện tích xây dựng khác có hao phí chi phí xây dựng, như se nô, ban công, móng, mái, thông tầng,…
Để tránh gặp phải nhà thầu chạy theo lợi nhuận, bạn cần xem kĩ các hạng mục công việc trong phần thô và hoàn thiện nhà. Đôi khi, nhà thầu báo giá rẻ là do họ sẽ sử dụng vật tư kém chất lượng; hoặc chưa tính các hạng mục công việc để sau này tính phát sinh cho chủ nhà. Bạn nên tham khảo hoặc tìm hiểu kỹ về các công tình trước đó nhà thầu này đã hoàn thành; đồng thời, cũng trang bị trước một vài kiến thức cơ bản để tránh bị “qua mặt” nhé!
Chủng loại vật tư hoàn thiện
Vật tư hoàn thiện trên thị trường rất đa dạng, với nhiều chủng loại và mẫu mã, giá thành khác nhau. Chủng loại vật tư thường sẽ được chốt trong báo giá của nhà thầu. Nhưng khi thi công, nhiều gia chủ lại muốn thay đổi sang vật tư tốt hơn, chi phí cao hơn; nên phát sinh chi phí là điều dễ hiểu. Các vật tư hoàn thiện như: bồn nước inox; vòi nóng lạnh; vòi sen tắm; phụ kiện nhà vệ sinh (ống nối; bồn rửa mặt; giá treo;…); máy nước nóng lạnh; bồn cầu;…
Để tránh điều này xảy ra, bạn nên dành thời gian tìm hiểu nhu cầu bản thân, cũng như thị trường. Lúc đó, khi bàn bạc với nhà thầu, bạn có thể giúp họ hiểu mong muốn của bạn về vật tư hoàn thiện. Chẳng hạn như: cơ chế tự động; nhiều tính năng để lựa chọn; màu sắc/hình dáng; dễ di chuyển;…