Bố cục không gian mở trong thiết kế nội thất nhà đẹp

Không gian mở là phong cách thiết kế được nhiều người yêu thích. Việc lựa chọn phong cách này sẽ giúp bạn cảm thấy không gian nhà được mở rộng ra. Cũng vì lý do này mà chúng đặc biệt thích hợp với những không gian có diện tích nhỏ. Khi sử dụng lối thiết kế không gian mở, bạn sẽ có một không gian chung chứa nhiều không gian chức năng khác nhau và được ngăn cách bằng hệ thống vách ngăn, các đồ dùng nội thất và các bức tường sẽ bị phá bỏ. Tuy nhiên không gian này cũng có những hạn chế nhất định.

Trong chuyên mục thiết kế nội thất hôm nay, chúng tôi sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về khái niệm cũng như ưu nhược điểm của phong cách thiết kế này. Hãy cùng chúng tôi tham khảo thông tin về phong cách này nhé. 

Tìm hiểu khái niệm không gian mở

Hiểu đơn giản, đây là khái niệm chỉ bố cục về những căn nhà có các phòng lớn, mở và nhiều chức năng trong một không gian duy nhất. Nếu bạn muốn xây nhà trên một khu đất có diện tích nhỏ hoặc vừa phải thì một sơ đồ mặt bằng được thiết kế theo concept này sẽ đem lại không gian thoáng đãng hơn.

Những ngôi nhà được xây dựng trước năm 1990 có xu hướng nhiều vách ngăn giữa các phòng. Tuy nhiên, xu hướng hiện nay đã và đang thay đổi.

Không gian mở tạo sự thông thoáng cho ngôi nhà
Không gian mở giúp tận dụng tối đa diện tích ngôi nhà

Những ưu điểm của không gian mở trong thiết kế nội thất nhà

  • Nếu bạn đã lập gia đình, đặc biệt khi có con nhỏ, việc xây dựng nhà dựa trên concept này có thể tạo cảm giác thân mật hơn trong gia đình; cũng như giúp bạn quản lý con nhỏ; kể cả khi đang nấu ăn hoặc dọn nhà.
  • Một sơ đồ mặt bằng với thiết kế không gian này giúp tận dụng tối đa không gian diện tích đất. Ví dụ, trong trường hợp ngôi nhà của bạn có một phòng ăn trang trọng, bạn có thể không sử dụng nó thường xuyên nếu xây nhà với nhiều vách ngăn như xu hướng trước đây. Ngược lại, thiết kế theo bố cục không gian mở sẽ giúp tận dụng tối đa diện tích các căn phòng
  • Nếu là một người yêu thích sự thoải mái; đam mê việc giải trí; không gian mở chắc chắn là lựa chọn phù hợp.
  •  Loại bỏ các vách tường hoặc vách ngăn giữa các phòng giúp ngôi nhà hấp thụ nhiều ánh sáng tự nhiên hơn.

Những nhược điểm của không gian mở

  •  Nếu con bạn đã lớn hoặc sống trong một gia đình nhiều thế hệ, chắc hẳn một ngôi nhà được thiết kế theo bố cục không gian mở sẽ không đem lại sự riêng tư cần thiết. Đây là một yếu tố đặc biệt quan trọng cần lưu ý. Vì vậy bạn cần quan tâm đến nhu cầu thực tế để có cách thiết kế phù hợp.
không gian mở giúp kết nối các không gian chức năng
không gian mở giúp kết nối các không gian chức năng đồng thời cũng làm mất đi sự riêng tư
  • Trong trường hợp là người thích trưng bày các vật phẩm trên tường; bạn sẽ không có đủ không gian cần thiết để làm điều đó nếu xây nhà theo bố cục không gian này.
  • Nếu con bạn thường xuyên làm bừa bộn; việc có phòng kín sẽ giúp dọn dẹp dễ dàng hơn; tránh để tràn sang những khu vực sinh hoạt khác trong gia đình.
  • Một yếu tố quan trọng cần lưu ý là tiếng ồn. Đôi khi việc thiết kế nhà ở theo bố cục không gian mở sẽ gây ra sự ô nhiễm tiếng ồn trong gia đình.
  • Đôi khi, bạn muốn có phòng dành riêng cho các mục đích sử dụng cá nhân. Ví dụ: Một văn phòng tại nhà trong mùa dịch; một phòng tập thể dục; một nhà kho chứa đồ. Tuy nhiên những không gian mở sẽ khó lòng có thể đáp ứng mong muốn này của bạn.

Tổng kết

Việc xây nhà hoặc mua nhà là một dấu mốc quan trọng trong cuộc đời mỗi con người. Trước khi đưa ra bất kỳ quyết định nào, bạn nên dành thời gian để suy nghĩ về mục đích cá nhân; nhu cầu sử dụng; cũng như ưu, nhược điểm của từng loại hình. Ngoài ra, cũng có một số loại hình kết hợp giữa không gian mở và không gian đóng. Ví dụ, khu vực sinh hoạt và nhà bếp có thể liền nhau; nhưng khu vực phòng ngủ hay phòng vệ sinh lại khép kín. Đây là thiết kế thường thấy ở nhiều chung cư hiện nay. Tuy nhiên nếu bạn chưa chắc chắn về phương án thiết kế của mình, bạn có thể tìm đến sự trợ giúp của các chuyên gia thiết kế. Họ sẽ giúp bạn có những lựa chọn phù hợp nhất.

Mong rằng những thông tin vừa rồi sẽ hữu ích cho bạn trong việc lên ý tưởng thiết kế cho căn nhà của mình. Hãy tiếp tục theo dõi website của chúng tôi để không bỏ lỡ tin tức nào nhé. Chúc bạn sớm có được căn nhà như ý.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *