Thanh long ruột đỏ Sơn La được thị trường ưa chuộng bởi mẫu mã đẹp và chất lượng thơm ngọt. Mới đây, UBND huyện Thuận Châu đã tổ chức thành công xuất khẩu 10 tấn thanh long sang Liên Bang Nga. Nhờ có đầu ra tích cực nên nông dân trồng thanh long tại Sơn La yên tâm sản xuất. So với các loại cây trồng khác, thanh long cho năng suất tốt và chi phí đầu tư ít. Bởi thế, nhiều bà con nông dân tại Sơn La đã thoát nghèo nhờ chuyển đổi cây trồng sang trồng thanh long. Trong thời gian tới, huyện Thuận Châu sẽ mở rộng diện tích trồng thanh long để đáp ứng nhu cầu.
Mục Lục
Thanh long ruột đỏ Sơn La xuất khẩu sang Liên bang Nga
Hôm nay 20/8, UBND huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La đã tổ chức xuất khẩu 10 tấn thanh long ruột đỏ sang Liên bang Nga. Quả thanh long ruột đỏ của huyện Thuận Châu La từ lâu đã được thị trường ưa chuộng. Bởi chất lượng quả đồng đều. Mẫu mã đẹp, vị ngọt dịu.
Trong 2 năm liên tiếp, thanh long ruột đỏ của địa phương được xuất khẩu sang Liên bang Nga đã khẳng định chất lượng sản phẩm. Ghi nhận sự sáng tạo, áp dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến vào sản xuất nông nghiệp của nông dân. Góp phần nâng cao giá trị, ổn định đầu ra. Giúp bà con yên tâm sản xuất. Nhất là trong điều kiện dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp.
Ông Trần Văn Đồng ở bản Tiến Hưng, xã Phỏng Lái, huyện Thuận Châu, có 4 héc ta trồng thanh long ruột đỏ cho biết: “Gia đình chuyển đổi sang trồng cây thanh long thấy thu nhập ổn định. Và thấy chi phí cho cây thanh long này ít hơn. Mà giá trị kinh tế xuất khẩu, bán trong nước hiệu quả cao hơn so với chè. Từ đó gia đình cũng trồng nhiều. Gia đình yên tâm là cây thanh long so với các loại hoa quả địa phương vẫn đứng đầu hơn, về năng xuất và chất lượng”.
Huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La có trên 3.600 ha cây ăn quả các loại. Trong đó có 50 ha trồng thanh long ruột đỏ. Đến nay đã có 40 ha cho thu hoạch. Với sản lượng ước đạt 440 tấn quả.
Sẽ mở rộng diện tích trồng thanh long thời gian tới
Theo ông Nguyễn Xuân Hoàng, Phó Chủ tịch UBND huyện Thuận Châu, để tổ chức triển khai đồng bộ các giải pháp đảm bảo sản xuất, chế biến. Tiêu thụ hàng hóa nông sản thích ứng với thị trường đang ảnh hưởng. Bởi dịch bệnh Covid-19, huyện đã tìm kiếm, kết nối với các doanh nghiệp tiêu thụ tại thị trường trong nước và tham gia xuất khẩu. Đồng thời tạo điều kiện để các doanh nghiệp, hợp tác xã có điều kiện gặp gỡ. Tìm hiểu và ký kết hợp đồng tiêu thụ sản phẩm hàng hóa nông sản với các doanh nghiệp. Các nhà phân phối tại thị trường trong và ngoài nước.
“Giai đoạn tới huyện đang tìm tiếp các đối tác để xuất khẩu các sản phẩm nông sản tiếp theo. Ví dụ như quả Sơn tra và một số sản phẩm khác. Trong giai đoạn 2021 – 2025 huyện đang phấn đấu phát triển thêm diện tích Thanh long ruột đỏ lên khoảng 150 – 200 ha. Để làm sao có thể xuất khẩu thành hàng hóa mang tính chất là sản lượng lớn thì mới xuất khẩu đến thị trường các nước trên thế giới được”. Ông Nguyễn Xuân Hoàng nói.
Bên cạnh đó, huyện cũng tạo điều kiện để các doanh nghiệp, hợp tác xã có điều kiện gặp gỡ, tìm hiểu. Và ký kết hợp đồng tiêu thụ sản phẩm hàng hóa nông sản với các doanh nghiệp, nhà phân phối tại thị trường trong và ngoài nước.
Tạm kết
Việc xuất khẩu thanh long ruột đỏ của huyện Thuận Châu sang thị trường Liên bang Nga sẽ góp phần nâng cao giá trị. Ổn định đầu ra và giúp người nông dân yên tâm sản xuất. Từ đó tạo đà thúc đẩy tăng trưởng, phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh Sơn La nói chung. Và huyện vùng cao Thuận Châu nói riêng. Sơn La cũng đang mở rộng xuất khẩu thanh long sang Nhật, Ấn Độ.